NGÀY NHÂN QUYỀN CHIẾN DỊCH CHỐNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
BTT – Caritas Việt Nam
Cơ cấu tổ chức xã hội trên toàn thế giới sẽ còn lâu mới phản ánh được việc phụ nữ hoàn toàn có phẩm giá và quyền lợi y như nam giới. Lời lẽ khẳng định là một chuyện, còn quyết định và thực tế lại là một chuyện khác…
Hôm nay, ngày 10 tháng 12, đánh dấu Ngày Nhân quyền và kết thúc chiến dịch 16 ngày chiến dịch chống bạo lực đối với phụ nữ năm 2024.
Trong 16 ngày này, chúng tôi suy tư về nhiều hình thức bạo lực và phân biệt đối xử mà phụ nữ trên khắp thế giới ngày nay vẫn đang phải đối mặt, bao gồm bạo lực gia đình, lạm dụng xã hội, văn hóa và tinh thần, quấy rối và bóc lột tình dục, buôn bán người và bạo lực tình dục liên quan đến xung đột.
Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và những người sống sót sau bạo lực, và chúng tôi cũng đã tham gia vào chiến dịch Ghế đỏ , bằng việc đặt một chiếc ghế màu đỏ ở lối vào văn phòng Tổng thư ký Caritas Quốc tế, chúng tôi đặt để “một chỗ cho họ” trong trái tim và tâm trí mình, để nhắc nhớ chúng tôi về cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ chống lại tệ nạn bạo lực đối với phụ nữ.
Trong những ngày này, chúng tôi cũng tôn vinh các công việc xuất sắc và đầy lòng nhiệt thành của Caritas và nhiều tổ chức khác đang thực hiện để giải quyết mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tại Tigray, CAFOD, SCIAF và Trocaire, hợp tác với Caritas Ethiopia và Tu hội Nữ tử Bác ái Tigray, đã triển khai dự án: “Tăng cường các Ứng phó lấy Người sống sót làm Trung tâm: Chương trình Toàn diện, lấy Người sống sót làm Trung tâm về GBV trong các trường hợp Khẩn cấp tại Tigray”. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc, tuy nhiên phụ nữ vẫn tiếp tục bị chấn thương do trải nghiệm trước đó của họ và bị chính cộng đồng của họ kỳ thị, vì vậy ngoài việc cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội khẩn cấp, chương trình còn hoạt động nhằm giáo dục toàn cộng đồng và mang lại sự gắn kết cho những cuộc sống vốn tan vỡ này.
Tại Sudan, nơi chiến tranh đã diễn ra hơn một năm, Caritas đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng phải chịu bạo lực tình dục trong cuộc xung đột này.
Mặc dù phụ nữ vẫn phải đối mặt với những rào cản đáng kể trong việc tham gia cách hiệu quả vào các tiến trình hòa bình và chính trị do bởi tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử về bạo lực tình dục, những phụ nữ dũng cảm ủng hộ nhân quyền và kiến tạo hòa bình đang dẫn đầu các nỗ lực xây dựng hòa bình bền vững và thúc đẩy sự thay đổi xã hội.
Caritas đang ở tuyến đầu các ứng phó nhân đạo trong những cuộc xung đột như vậy, và không chỉ tìm cách bảo vệ và hỗ trợ những người sống sót, phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực tình dục liên quan đến xung đột, mà còn thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của họ vào việc kiến tạo hòa bình và gắn kết xã hội. Sự gia tăng bạo lực tình dục liên quan đến xung đột mà chúng ta đã chứng kiến trong những năm gần đây đã thúc đẩy chúng ta đổi mới cam kết của mình trong việc ngăn ngừa và bảo vệ những người sống sót, và vào ngày 5 tháng 12, Ông Alistair Dutton, Tổng thư ký Caritas Quốc tế, đã ký Tuyên ngôn về Nhân đạo tại buổi lễ do Đại sứ quán Anh tại Tòa thánh tổ chức.
Bài viết đầy đủ xin xem tại: https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/ngay-nhan-quyen-chien-dich-chong-bao-luc-doi-voi-phu-nu .
hdgmvietnam.com
Ngày Nhân quyền chiến dịch chống bạo lực đối với phụ nữ
Cơ cấu tổ chức xã hội trên toàn thế giới sẽ còn lâu mới phản ánh được việc phụ nữ hoàn toàn có phẩm giá và quyền lợi y như nam giới. Lời lẽ khẳng định là một chuyện, còn … Continue reading