CỬA THÁNH VÀ THỜI GIAN THÁNH
Vatican News
Trong tinh thần những ngày cận kề Năm Thánh, Nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của Báo Quan sát viên Roma, của tháng 12 này đã có một bài viết suy tư về ý nghĩa thần học và biểu tượng của Năm Thánh, trong đó nhấn mạnh rằng “không giống như giới lãnh đạo trong dân với hình ảnh sói đội lốt mục tử, Chúa Giêsu tự nhận là mục tử đích thực của đàn chiên, là người duy nhất có thể bước vào chuồng chiên qua cửa, nhưng ngay lập tức, Người lại tự nhận là cửa chuồng chiên”.
Ngày 24/12/2024, một vị Giáo hoàng lớn tuổi sẽ bước qua Cửa Thánh của Đền thờ Thánh Phêrô, cần nhiều nỗ lực nhưng với quyết tâm. Cửa được gọi là “thánh” và đã được xây kín lại vào ngày bế mạc Năm Thánh ngoại thường, ngày 29/11/2015, dịp kỷ niệm 50 năm Công đồng Vatican II và được dành riêng cho lòng thương xót. Sức mạnh biểu tượng của cử chỉ này thật lớn lao: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đập phần tường được xây kín trước đó và bước vào Vương cung Thánh đường mà ngày nay đại diện trước tiên cho trung tâm của Giáo hội Công giáo. Không chỉ Đức Thánh Cha thực hiện cử chỉ này, nhưng tất cả mọi người đều được mời làm như ngài trong suốt năm. Bước qua Cửa Thánh, không chỉ về mặt thể lý, mà hơn nữa là trong sự hiệp thông với các ý chỉ của Năm Thánh.
Lần này, vì là một Năm Thánh thường lệ chứ không phải ngoại thường, cùng với Cửa Thánh của Đền thờ Thánh Phêrô và ba Đền thờ khác ở Rôma, Đức Thánh Cha sẽ mở một cánh cửa khác, cửa nhà tù, một nơi mà chính vì không thể bước qua về mặt thể lý gợi lên một cách mạnh mẽ nhu cầu tự do.
Theo thực hành toàn xá của Do Thái, những lời của ngôn sứ Isaia, được Chúa Giêsu đề cập đến chính Người trong diễn từ khai mạc sứ vụ Mêsia trong hội đường Nazareth: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18). Với cử chỉ này và từ cánh cửa đó, Đức Thánh Cha và toàn thể Giáo hội không chỉ bước vào một không gian được nhìn nhận là thánh thiêng, nhưng còn là một thời gian thánh, một “năm ân sủng”.
Bài viết đầy đủ xin xem tại: https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/cua-thanh-va-thoi-gian-thanh .
hdgmvietnam.com
Trong tinh thần những ngày cận kề Năm Thánh, Nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của Báo Quan sát viên Roma, của tháng 12 này đã có một bài viết suy tư về ý nghĩa thần học và … Continue reading