NGÀY 25 THÁNG 12 – ĐẠI LỄ GIÁNG SINH
NHỮNG NGÀY LỄ PHỤNG VỤ
Ngày 25 tháng 12
Đại lễ Giáng sinh
Từ khởi đầu, các Kitô hữu đã kỷ niệm những gì Chúa Giêsu đã thực hiện để cứu độ nhân loại. Họ làm điều này vào mỗi Chúa nhật, ngày Chúa sống lại, và như một đại lễ hàng năm vào Chúa nhật sau trăng tròn đầu tiên của xuân phân – Chúa nhật Phục sinh.
Vào đầu thế kỷ IV, lịch phụng vụ bắt đầu phát triển, nhấn mạnh giá trị của Chúa Giêsu “lịch sử.” Thứ Sáu Tuần Thánh được thêm vào để tưởng nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu, cùng với Bữa Tiệc Ly… Trong quá trình đó, lễ Giáng sinh – ngày Chúa Giêsu chào đời – cũng được thêm vào. Bằng chứng đầu tiên về việc cử hành lễ Giáng sinh của Chúa được ghi nhận vào năm 336. Không lâu sau, tại Giáo hội Đông phương, lễ Giáng sinh cũng được bắt đầu và được cử hành vào ngày 6 tháng 1. Ngày lễ Giáng sinh gắn liền với lễ hội của người ngoại giáo mừng sinh nhật thần mặt trời bất khả chiến bại (Natale Solis Invicti), do Hoàng đế Aurelian thiết lập vào năm 274 để tôn kính thần Mặt trời Emesa của Syria, được tổ chức vào ngày 25 tháng 12.
Lễ Giáng sinh là cử hành phụng vụ duy nhất có bốn Thánh lễ: Lễ Vọng, Lễ Đêm, Lễ Rạng đông và Lễ Ban ngày. Các bài đọc trong bốn Thánh lễ này giống nhau trong cả ba chu kỳ phụng vụ. Cách chọn lựa này nhằm diễn tả và làm nổi bật – như thể quay chậm lại – một Biến cố đã thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại: Thiên Chúa làm người.
Vọng: Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham… Mátthan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô (Mt 1,1-25).
Đêm: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,1-14).
Rạng đông: Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra…” Họ liền hối hả ra đi… Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa (Lc 2,15-20).
Ban ngày: Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa… Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1,1-18).
Hôm nay, Ánh sáng đã đến trong thế gian. Hôm nay, như suốt hơn hai ngàn năm qua, Ánh sáng ấy xua tan bóng tối và chiếu soi chúng ta. Ánh sáng đó có một khuôn mặt và một tên gọi: Chúa Giêsu Kitô, như ngôn sứ Isaia đã loan báo: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng” (Lễ Đêm, Is 9,1-6). Người là Ánh sáng thế gian chiếu soi bóng tối (Ga 1,9; 3,19; Lễ Ban ngày). Người là Niềm Trông cậy không làm thất vọng (Rm 5,5). Chúa Giêsu, từ gốc rễ và dòng dõi Đavít (x. 2 Sm 7,8tt), ứng nghiệm lời hứa mà Thiên Chúa dành cho Vua Đavít (Chúa nhật IV Mùa Vọng). Chúa Giêsu là Sao mai sáng ngời (Kh 22,16).
Biến cố
Đây là lễ Giáng Sinh: một Thực tại, một Biến cố đã thay đổi dòng lịch sử. Thiên Chúa đã trở thành người để chúng ta trở thành con cái của Ngài (x. Thánh Irênê). Biến cố này quan trọng và mang tính quyết định đến nỗi phụng vụ muốn chúng ta cảm nghiệm từng chút một, bằng cách dành cho chúng ta không chỉ một, mà đến bốn Thánh lễ Giáng sinh khác nhau: Lễ Vọng (khoảng 6 giờ tối), Lễ Đêm (thường từ 9 giờ đến 12 giờ đêm), Lễ Rạng đông (từ 7 giờ đến 9 giờ sáng), và Lễ Ban ngày (từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều). Những Thánh lễ này giúp chúng ta cảm nếm niềm vui trọn vẹn của Biến cố đã làm ngạc nhiên/đảo lộn mọi dự tính nhân loại.
Đây chính là niềm vui Giáng sinh: “Hôm nay… Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em, Ngài là Đức Kitô, là Chúa” (Lc 2,11; Lễ Đêm). Chúa Giêsu đến gần chúng ta để nói rằng chúng ta đừng sợ hãi, để phá vỡ sự thờ ơ giữa chúng ta, vì Thiên Chúa, trong Đức Giêsu, Con Ngài, đã mặc lấy nhân tính của chúng ta, vốn bị tổn thương bởi tội lỗi, để cứu chuộc chúng ta.
Các chi tiết lịch sử
Bản văn của Thánh Luca, mà chúng ta được nghe trong Lễ Đêm, chứa đầy các chi tiết về thời gian và lịch sử: “Thời ấy, hoàng đế Augúttô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyri…” (Lc 2,1-2). Những chi tiết này thoạt nhìn có vẻ không quan trọng vì chúng ta chỉ háo hức đón nhận tin mừng rằng Chúa Giêsu đã giáng sinh. Tuy nhiên, chúng không phải là những chi tiết phụ, vì chúng cho thấy việc Chúa Giêsu giáng sinh không phải là một “câu chuyện cổ tích,” mà là một sự kiện hoàn toàn có thật trong lịch sử.
Gia phả
Theo Tin Mừng được công bố trong Lễ Vọng Giáng sinh, Chúa Giêsu được đặt vào một gia phả không hoàn hảo lắm. Tuy nhiên, Người đã chấp nhận bước vào lịch sử gia đình này, nơi mà không có các vị thánh nổi bật. Danh sách dài bao gồm các tổ phụ và các vua trước thời lưu đày Babylon. Một số vị vua trung thành, nhưng cũng có những vị khác thờ ngẫu tượng, vô đạo đức và sát nhân. Có rất nhiều điều để nói về Vua Đavít, trong đó lòng tru…giaophanbaria.org
Ngày 25 tháng 12 – Đại lễ Giáng sinh
NGÀY 25 THÁNG 12 - ĐẠI LỄ GIÁNG SINH NHỮNG NGÀY LỄ PHỤNG VỤ Ngày 25 tháng 12 Đại lễ Giáng sinh Từ khởi đầu, các Kitô hữu đã kỷ niệm những gì Chúa Giêsu đã thực hiện để cứu … Continue reading