ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ – ĐƯỜNG HIỆN DIỆN
WHĐ (22/12/2024) – Trong bài viết ‘Đức Giê-su Ki-tô: Đường Hiện Diện’, chúng ta cùng nhau tìm hiểu năm hình thức hiện diện căn bản của Người: (1) Đức Giê-su Hằng Hữu; (2) Đức Giê-su Hiệp Nhất; (3) Đức Giê-su Hội Thánh (Giáo Hội); (4) Đức Giê-su Huyền Nhiệm; (5) Đức Giê-su Hiển Trị (Quang Lâm).
Dẫn Nhập
Thiên Chúa là Đấng tự hữu, là Nguồn Gốc và Cùng Đích của muôn vật muôn loài trong thế giới thụ tạo. Tác giả Thánh Vịnh 102 viết: “Ngài là Đấng vạn đại trường tồn… Chúa đã đặt nền trái đất… Ngài tạo tác vòm trời… Chúng tiêu tan, Chúa còn hoài… chính Ngài tiền hậu y nguyên; tháng năm Ngài vẫn triền miên” (Tv 102,25-28). Những thuộc tính của Thiên Chúa thật phong phú, chẳng hạn như Người là ‘Đấng thiêng liêng, vô thủy, vô chung, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng, trọn tốt trọn lành, ở khắp mọi nơi’. Quả thực, không có thuộc tính đặc thù nào cũng như không có hình thức tổng hợp thuộc tính nào theo tư tưởng hay ngôn ngữ của loài người có thể diễn tả Thiên Chúa cách đầy đủ. Chẳng hạn, chúng ta nói ‘Thiên Chúa là tình yêu’ nhưng tình yêu của Thiên Chúa siêu việt mọi kinh nghiệm cũng như cảm quan của con người.
Mặc khải Ki-tô Giáo cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa sáng tạo con người trong tình trạng tốt lành, thánh thiện và công chính nhưng con người đã phạm tội và hậu quả là con người sống trong tình trạng tối tăm lầm lạc. Tự thân, con người không thể giải thoát mình khỏi tình trạng đó. Tuy nhiên, Thiên Chúa hằng yêu thương con người. Khi thời gian tới hồi viên mãn, Đức Giê-su là Con Thiên Chúa đã đến với gia đình nhân loại. Trong hành trình trần thế, Người đã loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa và thực thi những dấu chỉ hay phép lạ (chữa bệnh, trừ quỷ, hồi sinh kẻ chết, thiết lập Nhóm Mười Hai, công bố những tiêu chuẩn luân lý mới) để minh chứng rằng sự hiện diện và hoạt động của Người là sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa. Người đã chịu nhiều đau khổ, chịu chết, phục sinh, lên trời để ban ơn cứu độ cho con người và biến đổi muôn vật muôn loài. Đặc biệt, Người luôn hiện diện giữa gia đình nhân loại cho đến tận thế trong Bí Tích Thánh Thể. Hơn nữa, Người sẽ hiện diện trong thời cánh chung khi Thiên Chúa quy tụ muôn vật muôn loài.
Trong bài viết ‘Đức Giê-su Ki-tô: Đường Hiện Diện’, chúng ta cùng nhau tìm hiểu năm hình thức hiện diện căn bản của Người: (1) Đức Giê-su Hằng Hữu: Người là Con Thiên Chúa được sinh ra từ trước muôn đời và là Thiên Chúa, đồng thời, là Khởi Nguyên của muôn vật hữu hình và vô hình; (2) Đức Giê-su Hiệp Nhất: Người nhập thể, sống thân phận con người, giống con người mọi sự, ngoại trừ tội lỗi; (3) Đức Giê-su Hội Thánh (Giáo Hội): Người thiết lập Giáo Hội là Thân Thể Mầu Nhiệm của Người giữa gia đình nhân loại; (4) Đức Giê-su Huyền Nhiệm: Người thiết lập Bí Tích Thánh Thể để ai thông dự vào Mình và Máu Người thì được sống muôn đời; (5) Đức Giê-su Hiển Trị (Quang Lâm): Người đến trần gian trong thời cánh chung để phán xét kẻ sống và kẻ chết cũng như biến đổi muôn vật muôn loài.Khái Niệm Hiện Diện
1. Đức Giê-su Hằng Hữu
2. Đức Giê-su Hiệp Nhất
3. Đức Giê-su Hội Thánh
4. Đức Giê-su Huyền Nhiệm
5. Đức Giê-su Hiển Trị
Kết Luận
Khái Niệm Hiện Diện
Hiện diện nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường nhất, hiện diện nghĩa là ‘có mặt’, chẳng hạn như sự có mặt của các thành viên trong gia đình, sự có mặt của bà con lối xóm hay sự có mặt của các học sinh trong lớp học. Tuy nhiên, trong thực tế, không ai có thể đưa ra định nghĩa bao quát và ngắn gọn cho khái niệm ‘hiện diện’. Quả thực, ‘hiện diện’ là khái niệm liên quan đến các thực thể hữu hình và vô hình. Chúng ta có thể liệt kê vô vàn hình thức hiện diện khác nhau, chẳng hạn như hiện diện phổ quát (universal presence), hiện diện hiện sinh (existential presence), hiện diện trực quan (intuitive presence), hiện diện lịch sử (historical presence), hiện diện đồng cảm (empathetic presence), hiện diện bạn bè (peer presence), hiện diện nhận thức (cognitive presence), hiện diện trải nghiệm (experiential presence), hiện diện tự chủ (autonomous presence), hiện diện toàn cầu (global presence), hiện diện vũ trụ (cosmic presence), hiện diện vật lý (physical presence), hiện diện ảo (virtual presence), hiện diện trung gian (mediated presence), hiện diện đồng thời (co-presence). Đặc biệt, có vô số hình thức hiện diện được đề cập liên quan đến tôn giáo, chẳng hạn như hiện diện tâm linh (spiritual presence), hiện diện bí tích (sacramental presence), hiện diện huyền bí (mystical presence), hiện diện bản thể (ontological presence), hiện diện thực sự (real presence), hiện diện đích thực (authentic presence).
Một trong những hình thức hiện diện đáng để chúng ta quan tâm nhất là sự hiện diện của Thiên Chúa (divine presence) trong vũ trụ bởi vì Người vừa là Đấng Sáng Tạo, vừa là Đấng đồng hành, chăm sóc, nâng đỡ cũng như can thiệp vào lịch sử của con người và muôn vật muôn loài. Dưới nhãn quan mặc khải Ki-tô Giáo, Thiên Chúa hiện diện mọi nơi mọi lúc trong toàn thể công trình tay Người tác tạo cũng như trong mỗi thực thể hay…giaophanbaria.org
Đức Giê-su Ki-tô – Đường hiện diện
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ - ĐƯỜNG HIỆN DIỆN WHĐ (22/12/2024) - Trong bài viết ‘Đức Giê-su Ki-tô: Đường Hiện Diện’, chúng ta cùng nhau tìm hiểu năm hình thức hiện diện căn bản của Người: (1) Đức Giê-su Hằng Hữu; (2) … Continue reading