Ngày 06/04: Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh – Linh mục (1793-1857)
Năm 1857, khi các quan đến vậy làng Vĩnh Trị, bắt được Cha Phao-lô Lê Bảo Tịnh rồi, còn có ý bắt Đức Cha và các Cha ngoại quốc nữa, nên Đức Cha Rơ-to (Liêu) trốn lên xứ Lan Mát cùng với hai cha thừa sai: Sác-bon-ni-ê[1] (Đoài) và Vê-na (Ven), với ba Cha Việt Nam: Thịnh, Thế, Thu và bốn năm thày giảng. Một ngày khoảng đầu tháng 4 năm ấy, Đức Cha đang ẩn trong hang thì nhận được thư của Cha Khang đang coi xứ Trình Xuyên. Chữ Cha Khang đã xấu, lại viết Vội, viết tắt, Đức Cha đọc mãi không ra thì ném xuống đất mà nói gắt rằng: “Chữ ai viết xấu thế này, không tài nào mà đọc được!” Cha Thế cầm thư lên xem và thưa rằng: “Lạy Đức Cha, Cha Tịnh phải xử rồi”. Đức Cha nghe lời ấy thì buông thõng hai tay xuống im lặng một lúc lâu, rồi bảo Cha Thu và và Cha Thế phải đi ngay lo liệu mang xác Cha Tịnh về Vĩnh Trị, an táng ở nền nhà thờ ông thánh Phê-rô, bên dưới xác Cha Hương và Cha Hưởng. Cha Thu và Cha Thế ra đi ngay, còn Đức Cha Rơ-to đau buồn quá phát ốm một tuần không làm lễ được. Cha Tịnh hắn là vị linh mục Việt Nam trung thành và được tín nhiệm nhất hồi ấy, thì Đức Cha mới tiếc xót như vậy. Mà Đức Cha còn tiếc Cha Tịnh mãi. Một năm sau, người còn than thở rằng: “Ôi! Tháng 3 thày đã cụt mất một cánh tay, đến tháng 5 lại gẫy một cánh tay nữa thì còn làm gì được!” Đức Cha nói như vậy có ý chỉ Cha Tịnh và Cha Chính Nam qua đời cùng một năm 1857.
Cha Phao-lô Tịnh ước ao ẩn tu từ thuở bé
Cha Phao-lô Lê Bảo Tịnh sinh năm 1793 ở làng Trinh Hà thuộc xã Trinh Hà, huyện Hoàng Hóa, phủ Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Câu Tinh là con thứ ba trong một gia đình đạo gốc, gồm bốn anh em trai và hai chị em gái. Mẹ cậu ngoan đạo nhưng cha thì khô khan lại hay theo thói các quan viên ở làng Trinh Hà thời ấy, vào đền thờ ngoại giáo mà tế thần.
Dù vậy, Đức Tin vẫn ăn rễ sâu trong gia đình đạo đức này, nên khi cậu Tịnh 12 tuổi, cha mẹ cậu bằng lòng cho con vào nhà Chúa, sống với Cha Duệ ở xứ Bạch Bát ba bốn năm, rồi vào học ở tiểu chủng viện Vĩnh Trị. Chủ Tịnh, trong số học trò nhỏ nhất trường, là một cậu bé tinh nghịch. Chú không thông minh mấy, nhưng vì chăm chỉ và ham học lắm, trí khôn được mở rộng, trở nên người thông thái. Khi chú Tịnh đã chịu chức linh mục, làm Bề trên chủng viện Vĩnh Trị thì hay kể lại những gương sống đạo đức sốt sáng của các chú cùng học với mình thuở bé. Ai nghe cũng dễ hiểu ngay chính chủ Tịnh hồi ấy đã hãm mình nhiều cách Người kể lúc ấy: nào là ăn chay đánh tội các ngày thứ 6, nào là nguyện ngắm cả đêm ở vườn chè; mùa rét thì để mình trần nằm ngủ dưới gầm giường chịu rét buốt, đến mùa hè lại mặc áo mà nằm trên giường cho nóng bức.
Có một mẩu chuyện rất đặc sắc làm chứng chú Tịnh có tinh thần hãm mình thật anh hùng. Chú thích đọc sách lắm. Hễ có quyển nào thì xem ngay, xem hết và xem kỹ rồi nhớ học đòi như lời sách dạy. Khi được xem chuyện ba thánh Phao-lô, An-tôn, và Pa-Côm ẩn tu, cùng nhiều thánh khác bỏ cha mẹ, cửa nhà, của cải và mọi niềm vui thế gian để vào rừng tu thân cho dễ lo việc đọc kinh cầu nguyện làm tôi Chúa, thì chú Tịnh nhất quyết bắt chước các thánh ấy. Chú thực hiện ngay, cách kín đáo và khôn ngoan, bắt đầu tập bớt ăn bớt ngủ dòng dã hai ba năm, hàng ngày khi đi ăn cơm về lại mang theo tí cơm, viên tròn to bằng quả táo, phơi khô rồi cất vào bồ đậy kín. Chú có ý để dành sắn khi nào lên rừng ẩn tu thì đem theo làm của ăn những ngày đầu tiên, nhưng không hề nói hở cho ai biết.
Khi mãn tràng tiểu chủng viện, Bề trên thấy chú Tịnh đạo đức chắc chắn, ngay thẳng và giữ phép nhà nhiệm nhặt, thì đặt chú làm thày giáo. Năm ấy, các chú mới vào đông lắm nên Cha Bề trên chia làm hai tràng, giao cho Thày Tinh một tràng, vừa dạy học, vừa coi sóc các chú. Thày giữ phép nhà và bắt học trò giữ phép nhà rất kỹ. Thày tiếp tục tập hãm mình thêm, chọn mấy đoạn tre còn mấu còn mắt, đặt xuống đất trong cái khe ở cuối giường sát vách, đêm đến, thày nằm lên những đoạn tre ấy. Thày vẫn giữ ý định vào rừng tu hành, bàn việc này với Thày Điểm, tiếp tục sống khắc khổ và để dành cơm khô.
Thày Tịnh vào rừng ẩn tu
Nhưng đến ngày hẹn ra đi thì Thày Điểm đổi ý xin rút lui, nên Thày Tịnh phải đi một mình. Thày thuê một người gánh đồ cho mình, bắt người ấy thể giữ kín không được tỏ cho ai biết thày đi đâu, rồi hai thày tới lên đường, tìm lối vào rừng Bạch Bát ở mạn Nam tỉnh Ninh Bình. Sau một ngày đi trong rừng, đến tối, Thày Tịnh thấy một chỗ bằng phẳng nằm được, thì nghỉ lại. Thày bảo người gánh giúp mình nằm xuống mà ngủ, còn thày thì quỳ đọc kinh nguyện ngắm. Một lúc lâu sau, có con hùm đi qua, quệt đuôi vào mặt thày khiến thày chia trí và nghĩ rằng có lẽ người bạn giúp mình bị con hùm này vô mất rồi. Thày giơ tay sờ xem thử thì thấy người ấy vẫn ngủ mệt, nên thày lại bình tĩnh nguyện ngắm đến sáng.
Lúc trời rạng đông, Thày Tịnh đánh thức người bạn đường dây, rồi cả hai cùng tiến sâu thêm vào trong rừng. Mới đi được độ một tiếng đồng hồ thì gặp một con voi rừng, người kia sợ quá toan chạy, nhưng Thày Tịnh trấn tĩnh được ngay và khuyên người ấy rằng: “Ta hãy trông cậy Chúa, Chúa sẽ gìn giữ ta, đừng sợ, cứ việc đi”. Thế là con voi đi trước, cách xa hai người chừng một vài trăm thước, còn hai người vẫn đi theo sau, thỉnh thoảng con voi quay lại, nhưng không lùi, mà cứ tiếp tục đi như dẫn đường cho họ. Thày Tịnh theo con voi mãi cho đến trưa thì nó vào rừng mất, không thấy nó nữa.
Bấy giờ đến chân núi, Thày Tịnh thấy cây cối cao lớn rậm rạp thì nghỉ lại để vào xem. Ở đây có một cây quạch to bằng cái cót, và một cây trầu không quấn quanh thân cây ấy mà leo lên. Thày Tịnh vịn vào bướu quạch mà trèo lên đến sườn núi thì thấy một hang cao độ 4 mét, dài khoảng 6 mét và rộng độ 3 mét. Trong hang bằng phẳng và nhẵn nhụi, như thể đã có người ẩn tu ở đấy trước rồi. Trước cửa hàng có sân rộng độ 5, 6 mét, và ở phía áp núi có mạch nước rỉ từng giọt nước xuống, hứng suốt ngày được độ một nồi ba. Gần đây, có một cây thị sáp sai đặc những quả, và nhiều loại cây khác có quả ăn được.
Thày Tịnh thấy nơi này hay thì xuống bảo người bạn đường để gánh bỏ lại cho mình và về. Rồi thày gánh lấy lên hàng, tạ ơn Chúa đã liệu nơi tiện cho mình ở. Thày chuyên lo đọc kinh nguyện ngắm, lúc nào nghỉ thì cuốc đất giồng ngô, đến bữa ăn thì ăn cơm viên đã trữ sẵn từ hồi ở chủng viện Vĩnh Trị và những quả hái được ở các cây gần đấy. Thỉnh thoảng thày cũng xuống thung lũng chơi giải trí. Một lần, đang đi giữa đường, thày gặp một bọn đến 50 người khiêng một cây gỗ rất to rất dài, thày hỏi thăm thì họ hạ cây gỗ xuống rồi nói gì thày không hiểu. Thày nói họ cũng không hiểu, vì họ là người Mường, không biết tiếng Kinh. Họ làm hiệu mời thày ngồi lên cây gỗ, rồi họ ngồi xuống đất xúm quanh thày. Hai bên nói chuyện với nhau bằng dấu hiệu, một lúc sau họ hiểu ra thày là người tu hành, nên chỉ một tảng đá to và phẳng cách hang thày ở độ mấy trăm mét, rồi làm hiệu cho thày hiểu rằng hằng ngày họ sẽ mang của ăn để trên đó, thày cứ lấy đem về mà dùng. Từ hôm ấy, sáng nào họ cũng để thịt hươu nai hay lợn gà, và gạo xay hoặc cơm hay xôi trên tảng đá ấy. Thày Tịnh chỉ lấy gạo, cơm và xôi về ăn, còn thịt thì bao giờ cũng để lại. Vì vậy họ không mang thịt đến nữa.
Thày Tịnh sống như vậy độ một năm. Đến mùa chay, thày đi xưng tội và giữ luật chịu lễ trong Phục Sinh. Dọc đường, gặp nhiều người mường có đạo đi lễ, thì thày cùng đi với họ. Thày không biết rằng ở nhà, khi Đức Cha Gia-cô-bê[2] (Gia) nghe tin Thày Tịnh bỏ chủng viện mà đi ẩn tu thì đã viết thư dạy các Cha khắp miền này không được giải tội cho Thày Tinh. Cha nào gặp thầy đi xưng tội, phải buộc thày bỏ rừng mà về gặp Bề trên. Vì vậy, Cha Tấn nghe thày xưng tội giống kiểu cách những người nhà Chúa, thì hỏi thày ở đâu, là người thế nào, ở bậc nào và nhiều điều khác nữa. Thày Tịnh nói quanh để trả lời rất khéo. Sau cùng Cha hỏi thẳng rằng: “Con có phải là Thày Tịnh không?” Thày nhận, vì không nói quanh được nữa. Cha Tấn hẹn thày vào nhà xứ gặp mình, và khuyên thay đừng thử đi xưng tội với Cha nào khác nữa, vì không có Cha nào được phép giải tội cho thày.
Sau khi gặp Cha Tấn, Thày Tịnh biết ý Bề trên thì vâng lời, trở về Vĩnh Trị ngay, đến thú tội với Cha Chính Nhân đang làm Bề trên chủng viện ở đấy.
Thày Tịnh chiu bốn chức nhỏ, đi Ma Cao lo việc địa phận và đi mở đạo ở xứ Lào
Khi Thày Tịnh đi ẩn tu về, thì Cha Chính Nhân lại cử thầy dạy các chú ở chủng viện Vĩnh Trị. Thày vừa dạy học vừa học lý đoán và được chịu bốn chức nhỏ hồi cuối đời Đức Cha Gia-cô-bê.
Sau khi Đức Cha Gia-cô-bê qua đời, Đức Cha Ha-va (Du) nối quyền coi sóc địa phận. Người biết Thày Tịnh chín chắn nên sai sang Ma Cao (thuộc Trung Quốc) liệu việc nhà Chung và đón ba Cha ngoại quốc là Cha Ru-giơ[3] (Duyên), Cha Vi-an[4] (Liêu)và Cha Si-mô-nanh[5] (Tân), đưa về địa phận nhà. Rồi thày dạy Cha Ru-giơ học tiếng Việt Nam một năm, Cha nói thạo thì đi làm phúc ở miền Lao Cả, được ít lâu Cha qua đời ở làng Đá Chồm. Còn Thày Tịnh lại được cử sang Ma Cao lần nữa. Lần tước thày đi về bằng yên, nhưng lần thứ hai thày gặp nhiều khó khăn lắm. lúc về đến ngang xứ La Phù bị giặc tầu ô đánh tàu thày đang đi, cướp hết tiền của và đe chém thày nữa. Nhưng sau thấy thày ăn mặc và nói giống giọng người Khách, tưởng thày là người Khách nên tha không chém. Vừa qua khỏi tai nạn ấy, thì gặp ngay cơn bão to, tàu thày bị chìm. May có thuyền ra đóng, thày và hai Cha cùng đi mới thoát khỏi chết đuối. Thày làm đơn ngay để kiện giặc tầu ô và đã lấy lại được tiền bạc cùng các của nhà Chung, chỉ mất ít nhiều thôi.
Lần này, thày phải ở lại Ma Cao một năm vì ngăn trở không về ngay được. Thày lợi dụng thời gian chờ đợi ấy để đọc rất nhiều sách, không bỏ phí thì giớ nào. Chính thày kể lại câu chuyện lạ sau này thầy đã gặp ở Ma Cao:
Một đêm, thày thắp đèn nằm xem sách rất khuya nên ngủ thiếp đi. Bấy giờ thày chiêm bao thấy một người nữ rất đẹp hiện ra gọi thày ba lần rằng: “Phao-lô! Phao-lô! Phao-lô!” Thày tình dậy, nghĩ mình gặp chước cám dỗ thì xua đuổi rẳng: “Cút đi ngay, tôi không quen biết bà”. Người đàn bà vẫn đứng dấy, dịu dàng nói tiếp: “Phao-lô, con sẽ phải chịu khó vì đạo rất nhiều”. Thày Tịnh không tin nên hỏi người là ai. Thày lại thử hỏi ba lần bằng ba thứ tiếng: La-tinh, Việt Nam và tiếng Khách. Hễ thày hòi bằng tiếng nào thì người nữ ấy dùng thứ tiếng ấy mà thưa rằng: “Ta là Đức Maria”. Dù vậy, Thày Tịnh vẫn không tin, quay mặt vào tường mà cãi rằng: “Bổn đạo đang được bình an, có lẽ gì tôi phải tử đạo?” Bấy giờ người đán bà đá mạnh vòa gối Thày TỊnh, cái gối bật xuống đất và đầu thày cũng rơi phịch xuống giường. Thày vừa kịp nghe tiếng người đàn bà mắng: “Cứng lòng tin!”, quay ra thì bà đã biến mất rồi. Mãi sau, khi thày đã phải bắt ở làng Thạch Tổ, phải giam tù lâu năm cùng chịu nhiều sự khó vì đạo, bấy giờ thày mới tin người nữ đã hienj ra với mình ở Ma Cao là Đức Bà Maria thương tỏ cho mình biết những sự gian nan sẽ xảy đến.
Lần này đi Ma Cao về, Thày Tịnh được Đức Cha Ha-va sai đi mở đạo ở xứ Lào. Dọc đường, thày gặp con voi rừng nên không dám đi tiếp. Thày ẩn ở đấy, chờ đến lúc voi vào rừng thì đã gần tối, mà thày lại đang lên cơn sốt rét nên phải nghỉ đêm ở đấy. Những người cùng đi bảo chỗ đấy nhiều hùm beo và các thú dữ khác, đừng nằm đấy, nguy hiểm lắm. Thày Tịnh vẫn bình tĩnh nói với họ rằng: “Tôi đang sốt, không thể đi được, xin chặt cho tôi ai cây nứa và mọi người cứ an tâm. Khi người ta mang nứa đến, thầy chẻ ra, làm bốn cây Thánh Giá, cắm chung quanh chỗ mình và những người cùng đi nghỉ lại, rồi mọi người nằm ngủ bình an. Sáng hôm sau, mọi người đều thấy vết chân hùm bới đất cào cỏ nát ra ở khắp một khoảng rộng bên ngoài 4 cây Thánh Giá, mà những người ngủ liên đấy, ở bên trong 4 cây Thánh Giá, không ai bị làm sao.
Thày Tịnh ở xứ Lào độ một năm, học tiếng địa phương rồi giảng đạo, khuyên đươc một thày sư và năm bảy người nữa trở lại, chính thày rửa tội cho họ. Thày biết còn nhiều người khác nữa muốn xin trở lại đạo thì về gặp Đức Cha trình các việc và sai thêm người đến giúp mình. Đức Cha ha-va ưng cho và sai thêm người đi thì gặp phải cơn bách hại rất nặng do tuần phủ Nam Định là ông Trịnh Quang Khanh điều khiển. Chủng viện Vĩnh Trị phải chạy, Cha Mai Năm, ông Trùm Đích, ông Lý Mỹ bị bắt, rồi phải xử ở Nam Định. Đức Cha Ha-va ẩn tránh trong rừng Bạch Bát được độ một tháng thì sốt rét ngã nước, nên phải về nhà dòng Mến Thánh Giá Bạch Bát và qua đời ở đấy ngày 5-7-1838, năm thứ 19 đời vua Minh Mệnh. Từ bấy giờ, không có ai vào giảng đạo ở xứ Lào nữa.
Khi Thày Tịnh ở Lào trở về thì đi qua làng Trinh hà, vào trọ nhà cha mẹ một đêm, nhưng không tỏ mình cho gia đình biết. Sáng hôm sau thày đi sớm, để lại một bức thư. Mẹ thày xem thư thì tiếc lắm nên theo ra làng Vĩnh Trị để gặp con.
Đức Cha Rơ-to lên nối quyền Đức Cha Ha-va. Bấy giờ, ở địa phẩn Đàng Ngoài không có vị Giám Mục nào để truyền chức cho người nên người phải sáng Ma-ni-la thụ phong Giám Mục. Đức Cha dạy Thày Tịnh và ba thày nữa đi với người sang Ma-ni-la. Nhưng đến Ma Cao, gặp Cha Tai-ăng-đi-ê[6] (Tâm) mới được cử sang truyền giáo ở địa phận Đàng Ngoài, nên Đức Cha lại sai Thày Tịnh dẫn đường đưa người về và mang các của địa phận về nữa. Vì vậy thày không đi Ma-ni-la nữa và trở về Vĩnh Trị cùng với Cha Tai-ăng-đi-ê được non một năm rồi Đức Cha Rơ-to với ba thày kia mới ở Ma-ni-la về.
Thày Tịnh bị bắt lần thứ nhất
Thày Tịnh sang Ma Cao lần thứ hai trở về được ít ngày thì ra xứ Kẻ Đại thăm Thày Trung đang dạy tràng ba ở đấy, nghỉ ngơi vài hôm rồi xin Thày Trung lo liệu cho mình ở một nơi vắng vẻ yên tĩnh để cấm phòng riêng 14 ngày. Sau đó, thày về xưng tội với Đức Cha Ha-va, rồi dạy bổn đạo mới ở làng Thạch Tổ, thuộc xứ kẻ Đầm, bị lý trưởng xã ấy bắt ở nhà ông nhiêu Ba và nộp cho cai tổng. Bổn đạo xứ Kẻ Đầm và họ Mậu Chử mang tiền biếu cai tổng, xin chuộc thày. Cai tổng muốn ăn tiền và tha, nhưng Thày Tịnh không nghe, bảo cai tổng rằng: “Ông muốn tha tôi thì tôi cám ơn, còn việc chạy tiền thì tôi không nghe”. Vì vậy thày ở nhà cai tổng hai ba ngày rồi giải lên Phủ Lý. Bấy giờ ông cai Tuần quê ở làng Kiện Khê là người có đạo, quyền thế lắm, đứng ra lo việc gỡ cho thày. Quan phủ là ông Cống Quán, quê ở Rị Sử cũng là người có đạo, nên ai cũng hy vọng Thày Tịnh sẽ được tha. Chẳng may có quan thanh tra ở trong kinh ra Hà Nội, đi qua Phủ Lý đúng lúc ấy nên biết Thày Tịnh đã bị bắt và nộp về phủ rồi, quan phủ giải thày lên Hà Nội, không dám tha. Tới Hà Nội, lính điệu thày vào công đường ngay. Các quan bắt thày khóa quá, thày không chịu. Các quan truyền nọc thày ra mà đánh. Lính nọc thẳng quá đến nỗi thày không động cựa được tí nào, rồi họ lấy roi bảy phân đánh 6, 7 roi dữ dội như thể cầm vồ mà đập đất. Thày Tịnh đau buốt đến gan đến ruột nên nghĩ mưu tìm kế để liệu cho được tha đòn. Thày ngoảnh cổ lại bảo lý hình rằng: “Anh ăn cơm nhà vua, mà ba quan lớn dạy tấn tù thì phải đánh thật lực, chứ đánh như trò trẻ con thế này thì đánh làm gì ?” Ba quan lổn thấy thày ngoảnh lại nói mà không nghe rõ lời thày thì hỏi lý hình rằng : “Tên đạo đồ nói gì đấy ?” Lý hình chạy lên vái quan, giơ đầu roi đã giây đầy máu cho các quan xem rồi thưa rằng : “Bẩm lạy quan lón, tôi đánh thế này mà tên tù còn kêu đánh không thấy đau, thì tôi không biết đánh thế nào nữa. Quan thượng nghe nói thế, lấy làm khiếp sợ, nghĩ Thày Tịnh gan góc quá, nên truyền nhổ nọc lên, đừng đánh nữa, chỉ bẩn roi mà không được việc gì.
Thày Tịnhphải đòi ra công đường nhiều lần, mà lần nào thày cũng thưa với quan những lời khôn ngoan, chắc chắn và cứng cát, cắt nghĩa lẽ đạo rõ ràng minh bạch, vì vậy thày đã nổi tiếng là lý sự thông thái, ăn nói có duyên ; các quan nghe thày nói thì lấy làm lạ, cùng khen đạo Chúa là đạo thật. Thày cứ theo lẽ phải, nói thẳng nói thật, cho nên có lần một ông quan hiểu nhầm ý thày, tưởng thày giễu mình nên nổi cơn thịnh nô, cầm lấy tay thước đánh vào mặt thày gẫy một cái răng, máu chảy nhiểu lắm, thày nằm phục xuống đất không kêu tiếng gì. Quan thấy thày nằm phục lâu, gọi không thưa sợ thày chết mà mình phải tội, nên sai lính gọi và bảo thày dậy, nhưng thày không dậy không thưa lời nào, cứ nằm yên mà nghe xem các quan bàn với nhau thế nào. Một lúc lâu sau, thày mới đứng dậy mà thưa quan rằng: “May phúc quan lớn, vì tôi là tù đạo hiền lành lương thiện; giả như tôi là giặc thì hôm nay quan lớn phải khốn vì tồi lấy đầu gông đâm vào hai ba cái thì vỡ đầu quan lớn. Tôi có nói điều gì vô phép không phải thì quan lán quở, quan lớn đánh đòn, sao quan lớn lấy tay thước mà đánh tôi ?”
Chị Hiền, nữ tu ở nhà dòng Mến Thánh Giá Bạch Bát, là cháu gọi Thày Tịnh là chú ruột, đi cùng với bà Nhất lên thăm thày ở Hà Nội được một lần. Hai người biếu tiền ba bốn cửa, xin nài mãi nhưng không được vào ngục, lính chỉ cho Thày Tịnh ra ngoài gặp người nhà một chốc mà thôi. Thày phải mang xiềng, trông người gầy guộc, nhưng vẫn bình thản cám ơn hai bà con chị Hiền và xin cầu nguyện cho mình được chịu khó nên.
Các quan thấy Thày Tịnh nhất định không khóa quá, thì làm án cho thày phải trảm giam hậu, rồi đệ vào bộ, nhưng bộ không xét đến, vì đời vua Thiệu Trị, không mây ngưcù phải xử vì đạo. Các quan đệ án Thày Tịnh vào bộ bảy năm liền. Đến năm thứ bảy vua Thiệu Trị cải án trảm giam hậu các quan đã lập cho thày ra án đầy chung thân. Vì vậy, thày phải giam lâu và phát lưu cũng lâu. Những nỗi khổ cực bề trong bề ngoài thày phải chịu bấy nhiêu năm thì nhiều vô kể. Trong thư viết về thăm các học trò cũ của mình ở tràng Kẻ Vĩnh, có đoạn Thày Tịnh kể rằng: “ Tù rạc nơi tôi phải giam là hình bóng của hỏa ngục, tôi chẳng có sức kể cho xiết những sự khốn-khó tôi chịu đêm ngày. Mà những sự khổ tôi chịu ngoài xác chẳng thấm vào đâu với những sự cực tôi chịu trong lòng, khi thấy người ta chửi rủa, nói phạm đến Chúa, lấy roi đánh, lấy chân đạp tượng và bỉ báng đạo thánh Chúa”. Tuy vậy, thày vẫn một lòng nhẫn nại sốt sáng kính mến Chúa, siêng năng đọc kinh cầu nguyện và làm việc tông đồ ngay trong tù, khuyên bảo các bạn tù ăn năn trở lại và lo liệu đi đón Cha vào giải tội cho họ nữa.
Thày Tịnh phải đi đầy ở Đàng Trong
Sau 7 năm bị giam tù, đến năm thứ 7 đôi vua Thiệu Trị, vua cải án Thày Tịnh phải đi đầy vào Đàng Trong ờ tỉnh Phú Yên. Bấy giờ có Cha Khanh cũng phải phát lưu cùng vói thày. Hai cha con tới kinh đô Huế phải chờ gần hai tháng để đi cùng một chuyến với các tù nhân khác cũng phải án lưu đầy Phú Yên. Trong thời gian này, xảy ra một việc có ảnh hưởng đến cuộc đời của thày về sau. Xưa nay ngưòi ngoại giáo thường tin các Cha các thày bên đạo chữa bệnh giỏi và có nhiều môn thuốc hay. Hồi ấy ở Huế có một người trước làm quan, xin về nghỉ chữa mắt vì đã đau lâu sắp hỏng một bên. Khi nghe tin Cha Khanh và Thày Tịnh đi qua, ông đến xin thuốc. Cả hai cha con cùng nói thật với ông rằng: “Chúng tôi chỉ chuyên một việc giảng đạo, không học nghề thuốc, không biết làm thuốc”. Nhưng ông kia không tin, cứ nài nẵng mãi. Cha Khanh và Thày Tịnh chối thế nào cũng không được, thì Thày Tịnh nhớ đến năm ba bài thuốc gia truyền mình đã biết, kê ra một bài cho ông đưa về uống, rổi thày đọc kinh cầu nguyện xin Chúa thương chữa ông. Ông kia uống bài thuốc Thày Tịnh cho thì bệnh bớt dần, và chưa đầy 20 ngày sau, mắt ông khỏi hẳn.
Việc ông này khỏi chứng đau mắt chóng đồn thổi ra khắp kinh thành Huế, nhất là trong giới quan lại, ai cũng khen thuốc bên đạo hay, lại coi Cha Khanh và Thày Tịnh là những vị thày thuốc cao tay. Bấy giờ ông Nguyễn Đình Tân, cũng có tên là Nguyễn Đình Hưng, đang làm quan ngự sử, vừa trẻ vừa giỏi, nhưng bị đau mắt kinh niên, chữa thuốc nào cũng không khỏi, nên vừa nghe đồn Cha Khanh và Thày Tịnh chữa mắt cao tay, vội tìm đến xin thuốc. Thày Tịnh cũng kê cho ông bài thuốc đã kê cho ông quan sắp hỏng mắt hồi trước. Ồng Nguyễn Đình Tân về uống cũng khỏi bệnh rất nhanh. Ông mừng lắm, đem ngay 11 nén bạc, 2 đôi vòng tay bạc và 1 cân chè để tạ Cha Khanh và Thày Tịnh, nhưng hai cha con không nhận. Thày Tịnh nói với ông Nguyên Đình Tân rằng: “Chúng tôi thấy quan lớn khỏi bệnh tật thì lấy làm mừng. Xin quan lớn hiểu cho rằng chúng tôi làm thuốc không có ý tìm tiền của danh vọng, mà chỉ có ý làm việc bác ái, có sức giúp người khác được thế nào thì tận tình giúp như thế. Vậy, để khỏi phụ lòng quan lớn, chúng tôi xin nhận ít chè, còn các của khác, xin quan lớn đừng ép chúng tôi. Vì hiểu quan lớn muốn tỏ lòng nhớ ơn chúng tôi, nên tôi thành thực xin một đặc ân này: quan lớn đã biết người có đạo chúng tôi không có tội gì, không làm giặc làm ngụy, lệnh vua bắt tội chúng tôi chỉ vì chúng tôi theo đạo Thiên Chúa mà thôi. Vì vậy tôi xin với quan lớn là người còn trẻ trung giỏi giang quyền thế, rồi đây chắc chắn quan lớn còn được tiến chức rất nhanh, bấy giờ quan lớn đi trọng nhậm nơi nào, thì xin quan lớn dùng quyền mình mà xử nhân ái với những người có đạo là anh em chúng tôi hết thẩy. Chúng tôi chỉ xin quan lớn một điều ấy mà thôi”. Ông Nguyễn Đình Tân chỉ lên trời, trịnh trọng đáp lời thày Tinh như sau: “Tôi hứa giữ như vậy, không dám sai lời. Xin trời cao thiêng chứng giám cho tôi!” Nói thế rồi, ông ra về.
Ít lâu sau, Thày Tịnh xuống tàu đi Phú Yên. Nhưng thày không phải ở đấy lâu, vì cuối năm ấy, vua Thiệu Trị qua đời, vua Tự Đức lên ngôi, và sang năm 1848, ban ân xá cho nhũng ngưòi đi lưu đầy được trở về, cho nên Thày Tinh lại về nhà tràng Vĩnh Trị ngay. Được tin ấy, khắp miền Vĩnh Trị ai cũng vui mừng. Các Cha các thày ở nhà tràng ra bến đón thày về rất trọng thể. Bấy giờ Cha Trung, quen gọi là cụ tràng Trung, đang làm Bề trên chủng viện Vĩnh Trị, cho mổ lợn ăn mừng.
Thày Tịnh chịu chức linh mục và làm Bề trên chủng viện Vĩnh Trị.
Thày Tịnh nghỉ ở nhà tràng mấy ngày rồi đi gặp Đức Cha Rơ-to bấy giờ đang ở miền Bái Vàng – Hoàng Nguyên. Đức Cha cũng mừng lắm, giữ thày ở lại đấy để tập làm lễ, học các lề luật và cấm phòng dọn mình. Sau đó, chỉ trong vòng một tuần, Đức Cha lần lượt truyền các chức nhỏ rồi truyền chức linh mục cho thày. Thày Tịnh rất khiêm nhường, thành thật nhận mình kém nhân đức, không đáng làm linh mục, nên xin Đức Cha tha. Nhưng Đức Cha không tha thì thày cúi đầu vâng ý Người và chịu chức linh mục. Năm ấy Cha Tịnh 56 tuổi.
Non một năm sau, sang năm 1849, Đức Cha Rơ-to cử Cha Tịnh về làm Bê trên chủng viện Vĩnh Trị và dạy tràng nhất. Đến năm 1852, Cha Nê-rông[7] (1) (Bắc) được sai về làm Bề trên và dạy tràng nhất thay thế Cha Tịnh, thì Cha Tịnh chuyển sang dạy tràng hai khoảng nửa năm. Khi Cha Nê-rông lên coi các xứ trên Đoài, Cha Tịnh lại làm Bê trên chủng viện và dạy tràng nhất.
Hồi ấy, ông Nguyễn Đình Tân làm Tổng đốc Nam Định. Vĩnh Trị thuộc tỉnh Nam Định, Cha Tịnh ra thăm ông. Ông vui mừng, tỏ lòng biết ơn Cha đã chữa ông khỏi đau mắt, nên hết lòng kính trọng và thường mời Cha đến ăn cơm cùng mâm với ông. Đức Cha Rơ-to muốn liệu cho chủng viện Vĩnh Trị được bình an bền vững, lại thấy Cha TỊnh đắc thế với quan Thượng, thì bảo Cha xin một giấy phép mở trường dạy chứ Nho và dạy nghề thuốc ở làng Vĩnh trị. Đây là một việc khó và phải tốn nhiều tiền biếu các quan, vì phải có đủ ba quan bố chính, án sát và tổng đốc bằng lòng cho đóng dấu công hàm vào giấy phép mới có giá trị. Dẫu vậy ông Nguyễn Đình Tân đã cho Cha Tịnh giấy phép ấy, và cho không, chẳng nhận tiền biếu. Ông cũng không nói già với quan bố chính và quan án sát, chỉ trộm vụng đóng dấu công hàm vào giấy phép cho Cha. Trong giấy phép có ghi rõ Cha Tịnh là đạo đồ đi lưu đầy về, được phép mở trường ở Vĩnh Trị để dạy học kiếm ăn.
Cha Tịnh vui mừng trở về nhà tràng, tin tưởng từ nay chủng viên sẽ được bình an lâu dài. Tổng đốc Nguyễn Đình Tân tiếp tục giữ mối giao hảo với Cha Tịnh. Năm nào ông cũng mời Cha ra chơi hai ba lần, và lần nào cũng đón tiếp Cha rất lịch sự, thân thiết. Đức Cha Rơ-to có quà ở Âu châu gửi sang cho thường chọn mấy thứ quý cho Cha Tịnh để khi tiện dịp Cha mang biếu quan Tổng đốc, Ông quý hóa vị nể Cha Tịnh lắm. Ông xin Cha kê cho ông biết những nơi nào trong tỉnh Nam Định có các giáo hữu, có nhà xứ, nhà Chung và nhà tràng để ông giữ không cho các quan khác đến khám, hoặc khi không thể giữ được, thì ông báo tin cho những nơi ấy biết trước mà đề phòng. Như vậy chủng viện Vĩnh Trị đã được nhờ ơn Cha rất nhiều. Nhưng cuộc sống đạo đức và gương mẫu của Cha còn làm ích cho chủng sinh gấp bội nữa. Ngày nào Cha cũng dậy sớm, từ 4 giờ sáng, nguyện ngắm rồi dâng lễ ở nhà nguyện Thánh Phê-rô với các chủng sinh. Người về phòng riêng cám ơn chịu lễ và đọc sách nguyện rồi soạn bài dạy học. Người siêng năng và cầm trí đọc sách thánh. Người giải trí rất ít, mỗi ngày hai lần, sau bữa sáng hồi 8 giờ và sau bữa chiềú hồi 4 giờ.
Trước khi đi ngủ, người nguyện ngắm lần nữa, và thinh thoang Người cũng dạy ban đêm mà cẩu nguyện.
Mọi người đều nhận thấy Cha Tịnh làm lễ nhanh chóng, nhưng rất sốt sáng, không chia trí bao giờ. Thỉnh thoảng các chú giúp lễ quên sót, dọn lọ rượu đã hết mà cũng không biết, khi Cha rót rượu mà không có mới chạy vội đi xin thày cai; Cha thản nhiên đứng chờ một lúc lâu mới xin được rượu về, Cha không hề tỏ dấu gì sốt ruột. Về sau, khi gặp dịp nhắc đến tính quên sót ấy, Cha chỉ mỉm cười, nhẹ nhàng dặn các chú rằng: “Chúng con đừng bắt chước chú ấy giúp lễ cụ hôm nọ, đang lễ mới đi xin rượu, bắt cụ chờ lâu quá, giá bổn đạo chạy về ăn cơm rồi trở lại xem lễ cũng vừa kịp”.
Cha cũng lợi dụng mọi dịp để hãm mình. Chẳng hạn mùa hè, dù trời oi bức đến đâu Cha cũng không chịu để chú nào quạt cho mình đang khi làm lễ. Hằng ngày các chủng sinh thấy Cha hãm mình như vậy nên mỗi lần Cha khuyên dạy điều gì, các chú đều động lòng sốt sáng muốn thực hiện ngay. Chú nào cũng nhớ kỹ những điều Cha năng khuyên dạy như sau: “Khi chúng con xem lễ hãy nhớ đến sự Thựong Khó Chúa Giêsu, hãy giục lòng chê ghét tội lỗi và cám ơn Chúa. Sau này, có ai trong chúng con được bước lên bàn thánh thì phải làm lễ thật sốt sáng, phải nhịn những chú giúp lễ vì ai cũng có lúc thiếu sót, lại phải cầm trí mà đọc vào sách lễ cẩn thận, đừng lắp bắpđọc thuộc lòng là điều không xứng đáng, vì Thiên Chúa ban cho ta có hai mắt thì phải dùng mà cầu nguyện tôn vinh Chúa. Khi trời nóng nảy, đừng ai làm lễ vội vàng, sợ rằng bổn đạo tưởng nhầm là cụ vội vã cho xong để về nghỉ ngơi uống chén nước chè.
Cha Tịnh sùng kính cách riêng ảnh tượng Thánh Giá Chúa và nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính ấy. Khi người ở Vĩnh Trị, người xin phép Đức Cha cho dựng nhiều Thánh Giá trong nhà Chung nhà xứ, ở các xóm, trên đường đi lại. Chính người làm phép, và năng khuyên dạy các giáo hữu đến viếng Thánh Giá mà nhớ đến sự thương khó của Chúa Cứu Thế đã chuộc tội chúng ta. Người còn xin phép Đức Cha cho làm một cây Thánh Giá nữa, rồi chính người vác đến dựng ở trại hủi. Về sau, người cho xây một nhà nguyện ở đấy, đặt tên là nhà nguyện Thánh Giá, mỗi năm người đến làm lễ bốn lần ở nhà nguyện này. Các giáo hữu theo gương người mà tôn sùng Thánh Giá và hết lòng trông cậy Chúa ban ơn cho nhờ việc tôn sùng này.
Cha Tịnh cũng là con thảo của Đức Bà Maria. Cha siêng năng cầu nguyện và lần hạt Mân Côi hằng ngày không bỏ bao giờ. Đức Bà đã ban cho Cha nhiều ơn đặc biệt. Có lần, chính Cha nói vái một thày giảng là học trò của Cha rằng: “Cụ yêu mến Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa hết lòng hết sức”. Gặp dịp nào tiện Cha cũng khuyến khích các chú các thày hãy hoàn toàn phó thác tin tưởng Đức Mẹ. Người sẽ dẫn chúng ta đến với Chúa. Người không hề bỏ kẻ trông cậy Người.
Các linh hồn nơi luyện ngục thường được Cha Tịnh nhớ và cầu nguyện cho hằng ngày. Cha lại khuyên giục các chú cầu nguyện và dâng các việc lành đã làm để cầucho các linh hồn ông bà cha mẹ mình và linh hồn ông bàcha mẹ các chú. Các chú thì hát lễ thông công với Cha.
Cha còn quan tâm tập cho các chú siêng năng cầu nguyện cho những người tội lỗi và ngoại giáo ăn năn trở lại với Chúa. Cha nhắc luôn luôn rằng: “Người ta được ơn trở lại phần nhiều là vì nhờ lời cầu nguyện, chẳng phải vì lời giảng dạy. Cho nên, dù khi chúng con đã đi giảng đạo thì cũng phải chăm chỉ đọc kinh cầu nguyện xin Chúa soi sáng mở lòng cho kẻ có tội và kẻ chưa biết Chúa được ăn năn trở lại. Phải có ơn Chúa giúp thì những người ấy nghe lời chúng con giảng giải, mới động lòng muốn tìm đến với Chúa”.
Các chú chủng sinh học được nơi Cha Tịnh tấm lòng tôn kính các thánh tử đạo cách sốt sáng và thiết thực. Cha hay kể cho các chú nghe chuyện các thánh tử đạo can đảm, mạnh dạn xưng đạo Chúa và nhẫn nại chịu mọi hình khổ để giữ lòng trung thành với Chúa. Cha đã soạn một sổ ghi tên các đấng tử đạo ở địa phận mình, từ đời Tây Sơn cho đến đời Cha, và chép tóm tắt công nghiệp các đấng trong sổ ấy. Các ngày lễ trọng, bổn đạo đi lễ đông thì Cha đọc sổ ấy cho họ nghe để họ được thêm lòng sốt sáng bắt chước các thánh tử đạo. Mỗi năm 4 lần, các dịp tứ quý, Cha đưa các chú đi viếng mộ các thánh tử đạo ở Vĩnh Trị và hát vãn kính các đấng. Cha cũng hay thu nhặt những dấu tích của các thánh tử đạo, như áo, chiếu, gông, xiềng… để kính trong phòng mình hoặc mang trên mình. Riêng Cha rất ước ao được phúc tử đạo. Cha thường trách mình đã không tin lời Đức Bà ở Ma Cao khi trước, cho nên, vì tội hồ nghi ấy mà không được ơn đổ máu mình ra vì Chúa. Người ta kể rằng: “Có một bà cụ rất ngoan đạo, quê xứ vĩnh Trị, quen xưng tội với Cha Tịnh, thấy Cha hay phàn nàn mất phúc tử đạo thì thưa rằng: Xin Cha đừng lo, Cha không mất phúc tử đạo đâu, sau nãy Cha sẽ lại được. Cha Tịnh nghe bà cụ nói thế thì tin và mừng lắm.
Trong khi chờ đợi phúc trọng ây, Cha hăng hái làm việc bổn phận mình, coi sóc dạy dỗ các chú cặn kẽ kỹ càng, thực hiện đúng những lời Cha đã khuyên các chú phải giữ phép nhà cho nhặt, chẳng những giữ các điều trọng, mà cả những điều nhỏ mọn nữa. Cha dạy các chú từ cách ăn ở cư xử với nhau trong nhà, khi đi với nhau, khi làm việc với nhau ngoài đường, ngoài đồng, cho đến cách nói năng xử sự với người ngoài, từ lời than thờ chuyện vãn với nhau đến câu nói đùa vui giải trí. Cha đòi các chú phải gắng tập luôn ở khiêm tốn, lịch sự, vui vẻ và thành thật coi mọi người là anh em với mình, đừng giữ mối bất bình nào với ai, việc qua rồi, thì bỏ đi ngay để lúc nào cũng sống hòa thuận bình an.
Cha cũng dạy các chú phải thực lòng cung kính vâng phục các đấng bề trên. Dù khi có lẽ mà nghĩ rằng các đấng Bể trên nhầm chăng, thì cũng phải vâng phục, đừng cãi lại; có cần thưa lại điều gì, hãy đợi cho xong lúc ấy mói nên thưa.
Cha dạy bảo các chú rất kỹ, rồi cũng đòi các chú giữ phép cẩn thận. Cha năng đi soát, ban ngày ban đêm, bất cứ lúc nào. Khi đi khám nhà hàng, Cha quen dùng đôi giầy cứng và đi mạnh, có ý cho học trò biết Cha sắp đến thì giữ phép và khỏi phải phạt; nhưng nếu chú nào biết Cha đến mà còn lỗi không giữ phép thì Cha không tha. Thỉnh thoảng Cha mới ra hình phạt, nhưng đã phạt ai, thì bắt người ấy chịu đầy đủ đến nơi đêh chốn! Các chú biết Cha thương mình, lại cảm thấy Cha đạo đức thánh thiện, nên chú nào cũng kính mến Cha, hễ Cha bảo điều gì thì các chú đều tin phục và vui lòng làm theo. Những chú ốm đau nhớ ơn Cha lắm vì được Cha săn sóc hết tình. Các chú học kém cũng được Cha chăm lo giúp đỡ thêm. Các ngày chủ nhật và thứ tư hàng tuần, chủng sinh được nghỉ, Cha thường hẹn các chú học kém đến Cha giảng lại bài cho. Cha còn quan tâm dạy các chú tập lễ nghi hoặc huấn luyện các thày giáo mới.
Bận rộn như vậy mà Cha vẫn còn soạn được nhiều sách cho các thày các chú và bổn đạo dùng; Cha lại chỉ ba ngày trong tuần, các giáo hữu ai muốn gặp Cha thì vào nhà thờ gõ mõ, Cha sẽ ra tòa giải tội ngay, mà những lời Cha khuyên dạy bao giờ cũng ngắn gọn nhưng thiết thực và thấm thìa. Cha thương cách riêng những người nghèo khó, có của gì cũng thích rộng tay làm phúc cho họ, chỉ giữ lại một phần nào cần hẳn cho mình mà thôi. Cha vốn ước ao sống ẩn tu từ thuở nhỏ, đến nay về già cũng vẫn còn khuynh hướng yêu thích hãm mình. Các Cha bạn và các chú sống ở nhà tràng vói Cha đều làm chứng Cha hãm mình mọi lúc và trong mọi việc.
Cha Phao-lô Tịnh thánh thiện và tài đức như vậy, thật xứng đáng được Đức Cha Rơ-to nhận là một trong những linh mục xuất sắc của người Việt Nam. Khi cơn bách hại nặng nề sắp xảy tới, Cha đã ngoài 60 tuổi, nhưng còn khỏe mạnh và đầy hăng hái. Ai cũng nghĩ Cha còn sống lâu để làm ích rất nhiều cho Giáo Hội Chúa. Nhưng đó chỉ là tư tưởng của loài người, khác hẳn tư tưởng của Thiên Chúa
Cha Phao-lô Tịnh bị bắt
Năm Tự Đức thập niên, Cha Kỳ và Cha Hảo mở lễ trọng Phát Diệm, dựng nhiều cột đèn, treo nhiều cờ, lại cho các giáo hữu chơi đua vật đấu gậy, cho nên lừng tiếng khắp miền ấy. Có người lên cáo với các quan cai tỉnh Ninh Bình rằng: “Các cụ đạo mở cờ khao quân ở Phát Diệm”. Các quan kéo quân rất đông đi vây ngay làng Phát Diệm tầm nã hai Cha, nhưng khổng bắt được. Các quan truyền bắt mấy người kỳ mục giải lên Ninh Bình giam và bắt làm giấy khai. Họ khai rằng các Cha có đến mở lễ, và lễ xong thì về Vĩnh Trị hết, không còn đấng nào ở lại và cũng không có việc mở cờ khao quân. Vì Vĩnh Trị thuộc tỉnh Nam Định nên các quan Ninh Bình tư giấy cho quan Tổng Đốc Nam Định, xin ông đi vây làng Vĩnh Trị mà bắtcụ đạo.
Ông Nguyễn Đình Tân nhận được giấy này thì gọi ngay một người có đạo là ông lang Trinh vẫn làm thuốc cho mình, sai ông lo liệu báo tin ngay cho Cha Tịnh ở Vĩnh Trị chạy các vật quốc cẩm đi, đề phòng ngày mai có quan quân ở tính ở phủ về vây làng khám xét Ông Trinh ra phố gặp Thày Tự là người Nhà Chung Kẻ Vĩnh liền bảo thày về đưa tín cho Cha Tịnh. Thày Tự ra về ngay, nhưng đến cầu Chanh thì đau bụng quá, không gắng được nữa, nên phải nằm lại đấy. Thế là ở Vĩnh Trị, Đức Cha và các Cha không được tin gì.
Sáng hôm sau, khoảng 8 giờ, vừa ăn cơm xong, Đức Cha Rơ-to, Cha Sác-bon-ni-ê, Cha Vê-na va các cha khác cùng các chú đang ở nhà cả, thì ông Tố, người làng Vĩnh Trị đến trình rằng: “Quân quan đang vây kín quanh làng Vĩnh Trị rồi”. Đức Cha Rơ-to chạy đi ẩn ở cái hang đã xây dưới đất trong nhà ông Lý Thi, Cha Sác-bon-ni-ê và Cha Vê-na vào trốn trong nhà bà Duyễn, các Cha khác mỗi đấng đi tránh một nơi.
Quan phủ Nghĩa Hưng và thông phán Trứ đem mấy trăm quân vào làng Vĩnh Trị, kéo nhau thẳng vàọ nhà thờ Đức Bà ở ngoài làng. Một lúc sau, có người đến thưa Cha Tịnh rằng: “Quan quân đã vào đến nhà thờ và đang phá đổ nhà đồ, xin cụ liệu thế nào”. Cha Tịnh bảo: “Thế thì rước các quan vào trong nhà”. Cha vừa nói thế vừa ra đón mời quan phủ và ông phán Trứ vào phòng mình để hứng lấy các việc kẻo hỏng cả.
Cha mời các quan uống nước chè. Các quan uống vui vẻ. Cha xin qann truyền cho lính đóng yên một nơi vì không muốn cho họ chạy khắp cả Nhà Chung mà xem thấy những gì không nên cho họ xem thấy. Quan phủ cũng ưng và truyền cho lính đóng yên một nơi, không được chạy lăng nhăng. Rồi các quan vào nói chuyện với Cha. Các quan hỏi sao ở đây có lắm nhà và đông người? Cha nhận đây là nhà trường của Cha, những người này là học trò của Cha hết. Cha cũng nói cho họ biết mình được phép lập nhà tràng này để dạy chữ Nho và dạy thuốc kiếm ăn. Phán Trứ hỏi Cha có giấy phép không, Cha nhận là có, thì Phán Trứ đòi xem giấy ấy. Cha xuất trình giấy phép của quan Thượng đã cho năm trước. Phán Trứ xem xong chuyển cho quan phủ, quan phủ xem xong thì giữ lấy không trả lại Cha nữa.
Vì không được tin trước, nên trong phòng Cha không dọn, vẫn để sách La-tinh, đồ lễ… như thường. Các quan thấy có nhiều đồ quốc cấm thì muốn đưa Cha ra tỉnh cùng với tất cả các đồ vật ấy, nhưng Cha bảo họ rằng: “Đem tôi đi với mấy vật làm tang chứng thì đã đủ, cần gì phải đem hết!” Phán Trứ liền lấy một áo trắng dài làm lễ, một áo lễ, một quả địa cầu và mấy quyển sách La-tinh, bắt Cha làm giấy nhận rồi cho đem đi cùng với Cha. Cha xin đi đọc kinh trước khi lên đường, rồi cầm sách nguyện lên nhà thờ ông Thánh Phê-rô. Phán Trứ cho hai lính cầm gươm theo canh giữ, sợ Cha trốn. Cha đọc kinh một lúc lâu rồi trở về đi với các quan. Ra đến cổng, Cha từ gĩa các chú rằng: “Chúng con ở lại bình an, lần này cụ đi, khi không về nữa, ai muốn phúc tử đạo thì đi với cụ”. Phán Trứ nghe Cha nói thế vội ngắt lời Cha rằng: “Không có thế đâu, cụ đi hầu quan lớn vài bữa rồi về, tử gì mà tử”, rồi đưa Cha xuống thuyền mà không trói cũng không đóng gông.
Cha Tịnh và quan quân đi khỏi thì Đức Cha Rơ-to trở về nhà ngay. Nghe biết các việc vừa xảy ra, Đức Cha sai Cha Thu và ông Đích, giáo hữu Vĩnh Trị, ra phủ Nghĩa Hưng lo liệu chuộc Cha Tịnh, giấy khai các vật quốc cấm và giấy phép mở trường. Cha Thu gặp quan phủ, biếu 30 nén bạc, quan bằng lòng liệu cho việc xuôi đi; nhưng Cha không gặp được Phán Trứ vì ông say rượu quá đóng cửa kỹ và ngủ rồi. Cha vội trở về Vĩnh Trị trình Đức Cha để kịp sai người ra tỉnh Nam Định ngay đêm ấy xin quan Thượng lo liệu cho Cha Tịnh được về. Quan Thượng nhận lời, cho rằng công việc dễ dàng chắc chắn sẽ liệu được nên Cha yên lòng và đưa tin ấy về Vĩnh Trị ngay.
Cha Tịnh bị giam và phải tra khảo
Cha Tịnh ở phủ Nghĩa Hưng một đêm, sáng hôm sau, Phán Trứ lại đưa Người xuống thuyền mà ngược lên tỉnh Nam Định. Khi đến nơi, ông mang tờ khai của Cha Tịnh và giấy phép mở trường vào trình quan Thượng. Quan Thượng trông thấy giấy phép mình cho Cha Tịnh ngày trước thì biết việc đã nhỡ, nên không cho Cha vào, và bảo Phán Trứ rằng: “Ta yếu, hãy đưa cụ sang bên án”. Quan Án giam Cha trong Trại Lá để chờ xem các quan bàn định với nhau thế nào.
Ngay chiều hôm ấy, ba quan: Tổng đốc, Bố chánh, và Án sát hội đồng hiệp nghị và đòi Cha Tịnh ra công đường. Phán Trứ đưa cho quan án xem giấy phép mở trường của quan Thượng đã cho Cha Tịnh ngày trước. Quan án xem xong lại đưa cho quan bố, rồi hai người cứ cầm tờ giấy phép ấy mà cười và nói rằng: “Quân Kẻ Bưởi làm giấy nặng lắm”, có ý mỉa mai là phải mất nhiều tiền bạc lắm mới xin được giấy phép ấy. Quan Thượng hiểu ý nên có vẻ buồn. Ông đã biết rõ Cha Tịnh xưa nay ở những đâu, làm những việc gì, nên không tra hỏi nhiều, chì bảo gọn một câu này rằng: “Cụ có khóa quá thì tôi sẽ tha cho mà về làm ăn yên ổn”. Cha Tịnh cũng nhìn thẳng lên mà thưa vắn tắt như sau: “Bẩm quan lớn, tôi là đạo trưởng mà khóa quá thì còn gọi là đạo trưởng sao được! Xin quan lớn chiếu luật làm án cho tôi, vì tôi thà chết chẳng thà khóa quá”. Quan bố cũng khuyên Cha xuất giáo thì mới thoát chết được. Cha nói quả quyết rằng: “Bẩm quan lớn, đạo trưởng không bao giờ xuất giáo, vì nếu đạo trường xuất giáo thì còn ai giữ đạo nữa!” Quan Thượng hiểu ý Cha đã nhất định rồi, nên không hỏi thêm nữa, truyền cho lính đưa Cha đến giam ở trại Võ Lâm.
Năm ngày sau, các quan lại hội nhau, đòi Cha Tịnh ra công đường hỏi qua loa chiếu lệ xem hôm nay Cha có nghĩ lại mà xin khóa quá không. Cha vẫn thưa lại như trước. Các quan không hỏi thêm, nhưng đòi Cha làm giấy khai. Cha cứ sự thực mà khai trong giấy rằng: “Tôi theo đạo Gia-tô và đi học La-tinh từ thuở bé. Khi mãn tràng, đang làm đạo đồ thì phải bắt giam 7 năm và đi đầy ở tỉnh Phú Yên; Đến năm Tự Đức nguyên niên, vua ban ân xá, tôi về đi học thêm, rồi được làm đạo trưởng”. Quan Thượng xem giấy Cha vừa khai thì bảo Cha đừng nói mình làm đạo trưởng, cứ khai là xưa nay chuyên việc dạy chữ Nho và làm thuốc, như thế, quan mới dễ liệu cách cứu gỡ được cho Cha trở về. Nhưng Cha không chịu, cứ một mực thưa rằng: “Bẩm quan lớn, tôi không giấu được, tôi đã làm đạo trưởng, tôi phải nói thật. Xin quan lớn thương cho tôi được nhờ, xin quan lớn cứ luật mà khép án cho tôi”. Các quan thấy Cha cương quyết như vậy thì làm án, nhưng quan Thượng vẫn nhớ nghĩa xưa, mà bối không thể cứu được nữa, quan cũng còn tìm phương thế dựng án rất nhẹ cho Cha. Quan không để các thày thông phán làm, mà chính quan đích thân thảo án như sau: “Cụ đã già ngoại 80 tuổi, cho nên cứ phép nước thì không nên gia hình; xin tạm giam tại Nam Định và giữ ở đấy”.
Quan Thượng làm án này xong đệ vào kinh. Trong khi chờ đợi vua châu phê án, Cha Tịnh được chuyển ra giam ở trại Vê, đỡ ngặt và đỡ khổ hơn khi ờ trại Võ Lâm. Quan quân canh ngục và cả tỉnh đã quen biết Cha từ trước, lại biết Cha quen thân với quan Thượng nữa, nên ai cũng kính nể Cha, bổn đạo đến thăm Cha, lính canh cho vào gặp dễ dàng. Lính canh còn dễ dàng cho Cha đến thăm Thày Lương, ông Lý Hùy và ông phó Chấn là ba người cùng bị bắt với Cha và đang phải giam nơi khác. Cha năng thăm viếng khuyên bảo họ vững vàng theo Chúa, nên khi ra trước mặt các quan, cả ba ngưòi cùng nhất quyết xưng đạo cách mạnh dạn, không chịu khoá quá và phải đi lưu đầy.
Bấy giờ cũng có một số giáo hữu nam nữ ở địa phận Trung phải giam ở Nam Định từ bảy tám tháng trước vì đã đánh tháo Cha Trác khi Cha bị bắt. Có năm sáu người khóa quá rồi. Cha Tịnh khuyên họ ăn năn trở lại và xưng đạo ra trước mặt các quan, rồi Cha làm phép giải tội cho họ, xin Cha Ngân là Cha phó xứ Trình Xuyên ban Mình Thánh cho họ chịu. Vì thấy họ thiếu khổ phần xác nữa, nên Cha sai một người giáo hữu ở Nam Định đi tìm Cha Thu hoặc thày nào hay người bổn đạo nào ở xứ Kẻ Vĩnh, lấy tên Cha mà vay 5 quan tiền đem phát cho con chiên Cha Trác vì họ phải giam đã lâu mà không có ai nuôi, nên thiếu thốn lắm.
Phần Cha Tịnh vẫn giữ được sách nguyện và tràng hạt, ở trong trại giam, ngày nào Cha cũng đọc kinh lần hạt và nguyện ngắm như khi ở nhà. Giáo hữu Kẻ Vĩnh ra thăm Cha rất đông, ai về cũng kể lại rằng Cha vui vẻ lắm, Cha khuyên mọi người giữ đạo sốt sáng vững vàng và cầu nguyện cho Cha. Cha Thu, bô Sự, Thày Tự và Thày Chín (sau cũng chịu tử đạo) thay nhau vào giúp Cha. Bà Năm là giáo dân buôn bán ở tỉnh thổi cơm cho Cha. Cha Khang và Cha Ngân là hai cha Chính và phó xứ Trình Xuyên đã vào thăm, giải tội và kiệu Mình Thánh cho Cha Tịnh được hai ba lần. Những người không vào thăm Cha được, Cha cũng nhớ đến, hỏi thăm và cầu nguyện cho, nhất là các chủng sinh ở nhà trường Kẻ Vĩnh và chú Vọng quen giúp việc Cha khi ở nhà. Cha còn viết thư khuyên dạy bằng những lời lẽ đầy tâm tình yêu thương và sốt sáng.
Cha bị bắt ra tính được bốn ngày thì quan Thượng sai một quan khác mang gần 1000 quân, hai voi và năm khẩu súng thần công đến dỡ nhà tràng Kẻ Vĩnh. Nhưng quan chỉ đóng ở ngoài đồng, không cho lính vào trong làng, sợ hại dân. Ông Trần Hữu Cơ là cai tổng xin khất quan để ông lấy phu hàng tổng mà dỡ Nhà Chung nhà tràng. Rồi ông chỉ cho dỡ một phần ba, tính độ 13 nhà trong khu Nhà Chung nhà tràng. Quan quân kéo nhau về, chỉ để lại một đội ở phủ Nghĩa. Mấy hôm sau, đội quân này lại đến vây làng Vĩnh Trị ba bốn lần, có ý bắt Đức Cha và các Cha, nhưng các đấng biết trước và tránh ra ngoài làng ở nhà giáo dân, hoặc sang sông ở đất Ninh Bình nên không phải bắt. Đức Cha thấy tình hình ở Vĩnh Trị khó khăn như vậy thì Người và Cha Sác-bon-ni-ê chuyển lên ở xứ Lan Mát và Bút Sơn, còn Cha Vê-na thì lên xứ Hoàng Nguyên.
Cha Phao-lô Tịnh phải xử và được rước về an táng tại Vĩnh Trị
Sau khi quan Thượng làm án xử Cha Tịnh và đệ vào kinh, Cha phải giam 38 ngày thì án trong bộ ra tới Nam Định từ sáng sớm. Quan Thượng đập ống xem thì thấy vua không y án, mà phê lại rằng: “Lê Bảo Tịnh khi trước đã phải tội, rồi được nhờ ân xá cho về nhà còn dám cả lòng làm đạo trưởng, cho nên nó là đứa tái phạm, phải tức hành trảm quyết”. Quan Thượng sai người tìm Cha Tịnh và báo cho Cha biết ngay. Quan cũng hỏi ý Cha một lần sau hết rằng: “Cụ có khoá quá thì ta còn liệu cho cụ được sống và được tha về”. Cha thưa rằng; “Đội ơn quan lớn có lòng thương tôi, nhung tôi biết xác tôi là vật hèn, xin quan lãn làm tội nó tuỳ ý, tôi bằng lòng, không phàn nàn; còn linh hồn tôi trọng lắm, tôi không thể liều mất linh hồn để làm theo ý vua được. Đạo tôi là đạo thật, tôi đã mến và giữ đạo này từ thuở bé, tôi quyết giữ, dù có phải chết tôi cũng không bỏ đạo.
Quan Thượng thấy Cha nói vững vàng như vậy thì bất đắc dĩ phải truyền đưa Cha đi xử. Ông tỏ vẻ mặt buồn lắm.
Khoảng 9 giờ sáng, khi quan quân đến điệu Cha đi xử, thì Cha đã mặc áo thâm chùng, chân đi dép, thủng thỉnh bước vào từ giã các bạn tù, rồi lại bước ra cửa đứng xem lính đóng. Cả quân quan đông tới 200 người, có một con voi và hai con ngựa. Cha Tịnh ước ao phúc tử đạo đã từ lâu, nay đến lượt được đi xử thì Cha mừng rỡ, bước đi cách mạnh bạo vui vẻ, tay cầm sách đọc kinh. Người đi xem rất đông, cả người có đạo và người ngoại giáo. Dọc đường, các giáo hữu chào Cha thì Cha mỉm cười bảo họ rằng: “Anh em hãy nghỉ lại bình an và chịu khó giữ đạo sốt sáng vững vàng, đừng ai sợ chết”. Đến Bảy Mẫu là nơi quen xử tù, Cha quỳ cầu nguyện một lúc rồi đứng dậy nói với những người đứng xem đông đúc ở chung quanh mình rằng: “Đạo Gia-tô là đạo thật, dù vua quan bắt bớ và cố tình phá thì cũng không phá hết được, đạo này còn tồn tại mãi; và sau người theo đạo sẽ càng ngày càng đông hơn trước. Phần tôi bị xử bây giờ chỉ vì tôi giữ đạo, chẳng phải vì có tội gì”. Nói xong, Cha giơ tay chúc sự lành cho mọi người. Lính bẻ xiềng, trói Cha vào cọc. Khi lên hiệu chiêng, lý hình chém đầu Cha hai nhát không đứt, đến lần thứ ba, lưỡi gươm quăn lại thì nó đè lên chân để uốn, lưõi gươm gẫy đôi. Lý hình mượn gươm khác chém hai nhát nữa, đầu Cha vẫn chưa đứt, lý hình phải cứa mới đứt mà tung lên cho quan Giám sát xem. Năm ấy, Cha Phao-lô Tịnh 67 tuổi.
Người ta kéo nhau vào thấm máu Cha, dù lính đánh đau đến đâu cũng không ngăn cản được. Thày Chín cướp lấy đầu Cha mà chạy, lính đuổi theo không kịp. Thày đem về nhà ông lang Tảo. Một lúc sau, Cha Thu vào trình quan Thượng rằng: “Nhà nước đã bắt tội cụ Tịnh và truyền xử, bây giờ cụ chết rồi, xin cho chúng tôi đem xác cụ về táng ởVĩnh Trị”. Quan Thượng cho ngay. Cha Thu đưa xác Cha Tịnh vào nhà ông Hai Nhâm, tắm rửa sạch sẽ, mặc áo cho Cha như khi Cha làm lễ, khâu đầu vào và đặt xác Cha trong quan tài. Cha Khang làm phép xác, rồi giao cho người nhà Chung mang xuống thuyền chở về Kẻ Vĩnh. Mãi đến tối khuya mới về đến nơi. Cha Kỳ và độ 40 người còn lại ở chủng viện cầm đuốc ra bến rước xác Cha vào nhà thờ ông thánh Phê-rô, làm mọi việc cách âm thầm, không đọc kinh, không ca hát. Nhà thờ đã phải dỡ từ hơn một tháng trước, chỉ còn nền không. Khi rước xác đến nơi, Cha Kỳ dạy mở ván thiên cho người nhà được nhìn xem Cha. Mọi người đều trông thấy vết chém đầu Cha cao hẳn bên trên cổ, trúng phải xương hàm răng dưới, đứt cả da ở cằm. Cha Kỳ cho đào huyệt ở nền nhà thờ như lời Đức Cha Rơ-to đã truyền, rồi cất xác Cha Tịnh ở đấy. Trong nền nhà thờ này có xác của ba đấng tử đạo: xác Cha Bô-na ở gian thứ hai, xác Cha Hưởng ở gian thứ ba và xác Cha Tịnh ở gian thứ tư. Đến năm 1881, Tự Đức tam thập tam niên, Cha Giăng-đơ-rô[8] (về sau là Đức Cha Đông) bốc xác cả ba đấng, đưa về Kẻ Sở.
Mấy ngày sau khi Cha Tịnh phải xử, Đức Cha Rơ-to sai Cha ra Nam Định mang theo lễ vật và 10 nén bạc biếu quan Thượng Hưng, xin để lại nhà tràng Kẻ Vĩnh, nhưng quan không cho cũng không nhận bạc.
Quan này vừa nhớ nghĩa xưa, vừa nhớ lời đã thề với Cha Tịnh buộc mình bênh chữa người có đạo, cho nên bao lâu Cha Tịnh còn sống thì ông thật lòng bênh đỡ họ, nhưng khi Cha Tịnh vừa qua đời, ông đổi lòng ngay. Một tháng sau, ông sai nhiều quân đi phá nhà Chung Bùi Chu, cướp của cải, bắt Đức Cha Giuse Săng- giuýc-giô[9] đem về tỉnh để xử. Năm sau, ông xử Đức Cha Giuse Săm-pơ-đơ-rô[10] phải chịu lăng trì, ông sai phá nhà Chung và làng Vĩnh Trị, rồi cho sáp toàn dân xã ấy vào những làng không có đạo. Từ năm Tự Đức thập niên đến cuối năm thập ngũ niên, ông ra độc dữ mất tính người, giết các giáo hữu nhiều vô kể, có ngày 60, có ngày 80, có ngày 100, hoặc 150, có khi 200. Ông sai chém đầu, đâm cổ, lại có lẩn trói hai ba người giở đầu đuôi rồi thả xuống sông, hoặc bắt các giáo hữu đem đến thiêu sinh trong điếm trong trại, ông còn bày ra nhiều hình khổ khác như bàn chông, ngựa gỗ… Sau 6 năm, có tới mấy vạn người phải giết và mấy vạn người phải đi đầy. Ông làm sớ cùng với ông Trương Đăng Quế, dâng lên vua, xin giết hết các người theo đạo Gia-tô. Dù khi vua tha đạo rồi, những giáo hữu đi đầy trở về, đến trình diện với ông, Ông cũng sai giết hết.
Cuối năm Tự Đức thập ngũ niên, vua đòi quan Thượng về kinh đô làm thượng thư bộ hộ, nhưng ít lâu sau, vua biết ông hỏng mắt không làm gì được nên cho về nghỉ hưu. Đến khi bị can án Đoàn Trừng, Đoàn Trực là hai người âm mưu giết vua Tự Đức, ông phải cách hết mọi chức và ra nghèo đói khổ cực mà chết. Bà Chiêu Phi là vợ thứ hai của vua Tự Đức và là con ông Thượng Hưng khóc lóc thương cha. Vua thấy thế cũng động lòng, cho ông được hồi các chức cũ để con cháu tế vinh. Vua biết ông đã phải chết đói thì cho 1000 quan tiền và sai quan Lễ bộ ra tế thay cho mình. Bà Chiêu Phi cũng cho 1000 quan, nhưng tiền còn đang xe đi, chưa tới nhà ông thì con cháu ông đã cướp giật hết. Khi quan Lễ bộ ra tế mà không thấy có gì thì phải múc một bát nước lã mà tế.
Mọi người thấy tình cảnh như vậy kháo nhau rằng: vì quan Thượng làm khốn người lành quá đáng nên bị trời phạt.
Cha Phao-lô Tịnh là Đấng cầu bầu mạnh thế
Còn Cha Phao-lô Tịnh đã bị quan Thượng làm khổ và giết đi thì càng ngày càng được vinh hiển danh giá. Cha vừa chịu tử đạo xong, Đức Cha Rơ-to đã viết ngay một tập chuyện kể vắn tắt cuộc đời và công nghiệp của Cha. Đức Cha khen Cha Tịnh là người đạo đức thánh thiện và khôn ngoan thông thái nhất trong các Cha thời ấy. Mà đó là một lời khen ngợi đích đáng. Khi còn sống ở thế gian, Cha Tịnh đã làm gương sáng cho mọi người noi theo, nay Cha ở trên thiên đàng làm quan thày mạnh thế cầu bầu cho ta, vì các thánh càng lập được nhiều công nghiệp thì càng mạnh thế trước mặt Chúa. Thiên Chúa chẳng tiếc gì với các đấng.
Vì vậy ta hãy hết lòng kính mến trông cậy cầu xin Cha. Cha là người cùng một địa phận, cùng một nước với ta, chắc chắn Cha thương chúng ta cách riêng. Khi gần phải xử, Cha bảo những người đến thăm mình rằng: “Khi cụ chết rồi, cụ có được phần nào trước mặt Chúa thì cụ chẳng quên anh em đâu”.
Đức Thánh Cha Lê-ô 13 đã phong Cha Phao-lô Tịnh lên bậc đáng kính năm 1879, năm Tự Đức tam thập nhất. Đến ngày 13-3 năm 1909, năm Duy Tân tam niên, Đức Thánh Cha Pi-ô 10 lại phong Cha lên bậc chân phúc và ban phép cho các giáo hữu được kính thờ người cách trọng thể. Đó là dấu chỉ chắc chắn Cha Phao-lô Tịnh là đấng manh thế trước mặt Chúa, đó cũng là lẽ rất mạnh giục ta trông cậy cầu xin Cha cầu bầu cho ta, xin Chúa ban cho ta mọi sự ta thiếu thốn phần hồn phần xác, nhất là cho ta được noi gương bắt chước Cha mà tập đi đàng nhân đức trọn lành, trung thành với Chúa để sau được thưởng với Cha trên thiên đàng.
Ngày 19-6-1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã tôn phong Cha Phao-lô Lê Bảo Tịnh lên bậc hiển thánh.
[1] Charbonnnier.
[2] Jacques Longer.
[3] Rouge
[4] Vial
[5] Simonin
[6] Taillandier.
[7] Néron.
[8] Gendrau
[9] Joseph Sanjurjo
[10] Joseph Sampedro
Đức Hồng Y Giu-se Ma-ri-a Trịnh Văn Căn