Ngày 25/07: Thánh Giacôbê, Tông đồ
Ngày 25 tháng 7
GIACÔBÊ
VỊ TÔNG ĐÓ CAO VỌNG
1. SỰ KIỆN
Ông tên là Giacôbê, em ông cũng là tông đồ tên là Gioan. Cha ông tên là Zêbêđê, một người ngư phủ. Mẹ ông tên là Salômê, chị họ của bà Maria (có thể là mẹ Đức Giêsu Nazareth). Bà Salômê là một con người độc đáo. Có một lần bà đến gặp Đức Giêsu và thỉnh cầu cho con bà. Bà nói: “Xin Ngài truyền lệnh cho các con tôi đây, được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài trong nước của Ngài…” (Mt 20, 21). Đấy, bà xin xỏ cho hai con trai được hai chỗ danh dự, thành hai quan cận thần, chức tước cỡ lớn, áo mão xênh xang.
Hai người con đó là Giacôbê và Gioan. Giacôbê là anh, làm nghề ngư phủ với cha mình. Con người của Giacôbê sôi sục, nóng bỏng, vì thế, Giacôbê dễ dàng làm mồi cho cao vọng. Ông được Chúa gọi là con Của Sấm Sét để thấy rằng ông là người nóng nảy, cuồng nhiệt đến thế nào. Điều này cũng giải thích được phản ứng của ông đối với dân Samaria.
Đức Giêsu về Giêrusalem và phải đi qua miền Samaria. Giữa người Samaria và người Do Thái vốn có sự xung khắc. Đức Giêsu sai người đến một làng gần đó để chuẩn bị chỗ cho Người và các tông đồ nhưng dân Samaria từ chối. Thế là Giacôbê và Gioan nổi giận. Họ nhớ lại có lần tiên tri Êlia gọi lửa từ trời xuống, họ cũng đề nghị với Chứa tương tự:
“Thưa Thầy, Thầy cô muốn chúng ta khiến lửa từ trời xuống mà tiêu diệt bọn chúng không ?” (Lc 9, 54) Chúng ta chứng tỏ cho bọn họ thấy quyền năng, cho mọi người biết rằng chúng ta có quyền sai lửa xuống cho họ khiếp. Nhưng, Đức Giêsu quở trách họ: “Anh em không biết anh em sống theo Thần Khí nào. Vì Con Người đến không phải để hủy diệt mạng sống người ta mà là để cứu họ…” (Lc, 9,55-56).
Cao vọng của người mẹ đã truyền sang người con đến độ nếu người mẹ không xin thì con cũng tự ý xin. Bằng cớ là thánh Marcô đã kể lại câu chuyện tương tự nhưng lại không nhắc đến người mẹ mà chỉ để cho chính Giacôbê và Gioan tự miệng nói ra:
“Xin Thầy cho chúng con được ngồi một người bên tả, một người bên hữu trong vinh quang của Thầy” (Mc l0,37). Và Chúa đã dạy họ một bài học. Chúa cho họ biết rằng những chỗ danh dự trên Trời không dành cho những kẻ bè phái, nịnh hót, xin xỏ, nhưng dành cho những người xứng đáng:
“Anh em không biết anh em xin gì ? anh em có thể uống chén Thầy’ uống và chịu thanh tẩy cùng một thứ thanh tẩy mà Thầy chịu không ?” (Mc l0, 38)
Muốn là phải được.
Người có nhiều cao vọng thì hứa thi hành tất cả.
Giacôbê không hiểu mình đã hứa một điều hệ trọng như thế nào khi ông vội vàng đáp lời Chúa là “Thưa Thầy được ạ”.
Và câu trả lời của Chúa tiếp đó quả thật là khó hiểu đối với họ: “Chén của Thầy, anh em sẽ uống, Thanh tẩy Thầy chịu, anh em sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả của Thầy, Thầy không có quyền ban, Nhưng là dành cho ai đã tiền định.” (Mc, l0,39-40)
Mãi sau này, Giacôbê mới hiểu ra.
Đó là chén của đau khổ, của hấp hối.
Chén của khó khăn, của thử thách…
Và sau này, Giacôbê cũng đã uống chén dó: ông chịu tử đạo. Ông là tông đồ đấu tiên đổ máu dưới thời Hêrôđê, ông đã uống cạn chén Chúa đã uống…
2. CÔNG VIỆC CỦA CHÚA
Trong câu chuyện này, ta thấy một sự kiện khiến ta suy tư về chữ “thánh” nằm trước tên các tông đồ như thánh Phêrô, thánh An-rê, thánh Matthêu…
“Khi 10 người kia nghe được những lời thỉnh cầu của Giacôbê và Gioan. họ phẫn uất với hai anh em. (Mt, 20,24).
Vâng, họ cũng ganh tị, xét cho cùng, họ cũng đầy cao vọng. Họ cũng cao vọng bằng hai anh em nhưng họ không đủ can đảm để xin như những “Đứa Con Của Sấm Sét”.
Phân tích ra như vậy ta mới thấy thật là nản lòng. Hào quang các vị cũng bị vẩn đục ít nhiều chăng?
Họ cũng bất toàn, họ ích kỷ, họ đầy ắp cao vọng, và thêm vào đó, họ còn giả hình nữa.
Nhưng, đây mới là điều đáng nói:
Đức Giêsu đã chọn những người ấy.
Và quả thật họ đã thay đổi cả bộ mặt thế giới, họ đã di chuyển cả núi non.
Đức Giêsu đã không chọn những con người hoàn hảo.
Người không chọn những kẻ thánh thiện ngay từ trong lòng mẹ.
Chúa đã chọn những người có máu ganh tị, ích kỷ, tham lam, cao vọng nhất như Giacôbê.
Ngươi chọn họ vì Người muốn hoán cải họ.
Hoán cải thế nào ?
Thưa, bằng chính đời sống của Người.
Họ noi gương Người, gương của Đấng quỳ xuống mà rửa chân cho họ: “Ai muốn làm lớn trong anh em thì hãy hầu hạ anh em” (Mt 20, 27).
Bằng tình thương của Chúa. Đó là cách Chúa thích dùng.
Một võ sĩ trở lại đạo. Ngày kia người bạn anh gặp hỏi:
- Tôi nghe anh mới tòng giáo. Thật tức cười quá !
- Sao lại tức cười ? Điều đó tốt nhất mà anh.
- Nếu vậy liệu anh có xóa nổi chân tướng du côn cao bồi trước đây của chăng? Những vết sẹo trên mặt anh sẽ tố cáo tung tích anh…
- Tôi không ngại cho điều đó, những vết sẹo kia nay trở thành cửa sổ cho ơn Chúa chảy vào tâm hồn tôi.
Cũng vậy, những tội ta được tha, tuy còn dấu vết, nhưng là dấu vết tình thương của Chúa vậy.
Tiếp đến Chúa còn hoán cải họ bằng cái chết của Người.
Họ biết vì sao Người sống, họ nghe Lời Người dạy.
Giờ đây, Người thi hành điều đã loan báo.
Người vâng phục Thánh ý Cha cho đến chết. dù là cái chết nhục nhã trên thập giá:
“Con Người đến để thí mạng sống mình hầu làm giá cứu chuộc thay cho nhiều người…” (Mt 20, 28)
Cuối cùng Chúa còn hoán cải họ bằng chính Thánh Thần của Người.
Một Thần Khí mới, không phải tinh thần ích kỷ, tham lam, ganh tị và giận dữ, nhưng là Thần Khí của Thiên Chúa.
Thánh Thần ở bên trong họ và thay đổi họ tự thâm sâu…
Hình ảnh thành công của con người chúng ta thường là hình tháp.
Ta càng lên cao thì càng ít người bằng ta
và ta càng có nhiều người ở dưới.
Mục đích của chúng ta là đỉnh kim tự tháp.
Không ai bằng ta, ta hơn hết mọi người…
Giacôbê cũng từng mong muốn như thế.
Ông mong được ngồi bên hữu hay bên tả Chúa.
Chỉ có Chúa là hơn ông, còn mọi người thì đều ở dưới chân.
Chúa đã đến, Chúa đã lật ngược hình tháp.
Càng tiến lên, ta càng có nhiều người ở bên trên
ta càng có nhiều người để phục vụ.
Và Đức Giêsu. đỉnh của kim tự tháp lật ngược đó,
Mang lấy tội lỗi thay cho cả nhân loại:
“Con Người đến để hầu hạ và thí mạng sống mình làm giá chuộc…” (Mt 20, 28)
Vấn đề của chúng ta là ở đó:
Chúng ta muốn thực hiện cao vọng của ta
Hay chúng ta chấp nhận để khát vọng Chúa thể hiện trong ta
Chúng ta muốn uống ly rượu ngọt của mình
Hay là uống chén mật đắng của Chúa ?
Và tự muôn thuở cho đến mãi mãi,
Con người chúng ta cứ bị đong đưa giữa ý mình và ý Chúa, giữa cửa hỏa ngục và cửa Thiên đàng.